Sự thật về chân kính - đá quý trong cỗ máy đồng hồ

29/10/2016 11:44 +07 - Lượt xem: 86664

Trước đây, những viên đá quý những tưởng chỉ là trang sức. Thế nhưng, ít ai biết rằng đá quý cũng được trân trọng đặt kín đáo trong lòng cỗ máy thời gian với một ngụ ý đặc biệt.

Vì sao đồng hồ cần chân kính?

Mỗi một cỗ máy đồng hồ được cấu tạo nên bởi hàng chục hàng trăm chi tiết ghép một cách khéo léo và được tính toán một cách kĩ càng. Trong quá trình hoạt động, các chi tiết này sẽ chà xát vào nhau gây ra hao mòn. Các nhà chế tác đồng hồ đã sáng tạo ra ý tưởng lấy đá quý để giảm thiểu tối da tác động của ma sát. Như vậy, chân kính ra đời giúp tăng độ bền, độ chính xác cho cỗ máy.

Sự thật về chân kính - đá quý trong cỗ máy đồng hồ

Hiểu nhầm về chân kính đồng hồ

Những viên đá quý thường rất đắt đỏ. Chính bởi thế, sự hiện diện bên trong cỗ máy đem đến sự sang trọng và cao quý của tác phẩm. Điều này đã vô tình khiến chúng ta hiểu nhầm về giá trị của số lượng chân kính trong đồng hồ.

>>> Bạn đã thực sự biết: Chân kính đồng hồ là gì?

Thứ nhất, có phải những chiếc đồng hồ sở hữu càng nhiều chân kính thì càng đắt?

Thực ra, số lượng chân kính trong đồng hồ không phản ánh đầy đủ giá trị của chiếc đồng hồ. Có 4 loại vật liệu thường thấy là đá Ganit, đá Sapphire, đá Hồng ngọc và Kim cương. Ngoài ra một số nhà chế tác sử dụng hợp kim chống mài mòn hoặc kính xử lí tráng kim loại.

Hẳn nhiên, kim cương là chân kính đắt tiền nhất! Sau đó đến hồng ngọc, đá sapphire và cuối cùng là đá Ganit – loại vật liệu kém bền chỉ áp dụng trên những bộ cơ rẻ tiền.

Chính vì thế, số lượng chân kính không nói lên giá thành của sản phẩm. Hơn nữa, không thể nói chắc chắn có nhiều chân kính thì chất lượng của cỗ máy tốt hơn có ít chân kính.

Vậy tại sao vẫn xuất hiện những chiếc đồng hồ có một lượng khủng chân kính đến như vậy? Thực ra, một số nhà sản xuất cố tình thêm chân kính thừa thãi cốt nâng giá thành sản phẩm. Trong khi, giá trị đằng sau đó không hề như chúng ta mong đợi.

Bởi vậy, bạn cần hiểu rõ về chân kính để trở thành người chơi có hiểu biết!

Bao nhiêu chân kính là đủ?

Trong một cỗ máy, chỉ cần mỗi chân kính thực hiện đúng vai trò của mình: giảm ma sát. Và không thừa bất kỳ một chân kính nào chỉ-để-trang-trí. Cụ thể:

Những tưởng máy Quartz không có chân kính, nhưng có những tác phẩm Quartz chính hãng Thụy Sĩ có 4 chân kính, thậm chí con số lên đến 7.

Cỗ máy cơ thông thường có từ 17 – 21 chân kính, ở đồng hồ Thụy Sĩ có khi số lượng chân kính trong một tác phẩm là 24. Có những tác phẩm Tissot, sử dụng máy ETA Mecaline 2824-2 có đến 25 chân kính. Tương tự, cỗ máy tự động lên dây FC – 393  cũng sở hữu 25 chân kính.

Đối với những chiếc đồng hồ cực kì phức tạp như patek philippe, bạn sẽ bất ngờ với 40 chân kính được sắp đặt trong cỗ máy.

=> Liệu có thật? Đồng hồ nam đính đá – xu hướng chưa bao giờ hạ nhiệt

Sự thật về chân kính - đá quý trong cỗ máy đồng hồ

Các chân kính được đặt bên trong cỗ máy Swiss made đều được mài dũa một cách tinh xảo nhất. Hiện nay, những cỗ máy Thụy Sĩ sử dụng chân kính là Ruby với công nghệ tiên tiến và quá trình gọt dũa công phu. Những tác phẩm thời gian này sáng trong một cách đáng ngưỡng mộ. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy tì vết nào trên những viên đá màu hồng quyến rũ ấy.

Đá quý bên trong tác phẩm đồng hồ lại có giá trị lớn cho sức bền của một cỗ máy thời gian. Đây chính là điểm mấu chốt gìn giữ sức mạnh của chiếc đồng hồ theo năm tháng. Ngắm những viên đá quý thầm lặng vận hành cùng cỗ máy, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tinh xảo của đồng hồ – niềm tự hào của lịch sử chế tác nhân loại.

Sở hữu một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ chính hãng, để trải nghiệm vẻ đẹp của những viên đá quý trong cỗ máy thời gian! Bắt đầu điều đó ngay từ hôm nay bằng những mẫu đồng hồ nam mang khí chất Thụy Sĩ đích thực XwatchLuxury.


 




Bài xem nhiều