4 bí kíp giúp bạn giải quyết cơn ác mộng mang tên “NHÂN VIÊN NHẢY VIỆC” sau Tết

13/01/2017 13:37 +07 - Lượt xem: 24589

Hãy cẩn thận! Sau Tết là khoảng thời gian nhân viên của bạn rục rịch chuyện “nhảy việc”.

Theo khảo sát, 66% lao động muốn nhảy việc sau Tết.

Nếu bạn chỉ mới kinh doanh nhỏ hoặc đang khởi nghiệp, hẳn sẽ thấm thía sâu sắc vấn đề này. Nó còn gây nhức đầu cho quản lý của cả những doanh nghiệp lớn.

Vậy chúng ta nên xử lý như thế nào? Đặc biệt khi công ty còn nhỏ, khả năng trả lương vừa phải, lộ trình thăng tiến chưa rõ ràng.

Cùng đi tìm lời giải trong 4 bí kíp sau đây.

1/ Đúng người – Đúng vị trí

Đừng sai từ khâu tuyển dụng!

Mỗi vị trí cần tuyển một kiểu nhân sự khác nhau. Quán ăn nhỏ sẽ khác với cửa hàng lớn. Tương tự như vậy, môi trường và đãi ngộ cũng sẽ khác. Cửa hàng – đại lý nhỏ lẻ chắc chắn dễ dàng sắp xếp chia ca cho nhân viên, đồng thời tận dụng nguồn lực làm part-time hoặc làm việc ở nhà. Điều mà các doanh nghiệm lớn khó lòng thực hiện được. Bởi vậy, dù bạn có kinh doanh nhỏ, lương trả thấp thì khi tìm được đối tượng phù hợp, họ vẫn sẽ gắn bó lâu dài.

4 bí kíp giúp bạn giải quyết cơn ác mộng mang tên “NH N VIÊN NHẢY VIỆC” sau Tết

Bên cạnh đó, các cửa hàng khang trang, phục vụ chuyên nghiệp, cần nghiêm ngặt về giờ giấc, chuyên môn bán hàng, cung cách ứng xử của nhân viên thì mức lương chắc chắn khác. Đối tượng có khả năng và mong muốn thực hiện công việc này cũng khác.

Ngay cả trong một công ty, đặt người vào đúng vị trí – giao đúng việc cũng cực kỳ quan trọng. Người có năng lực mà muốn việc ổn định, nhàn nhã thì cũng không thể đặt họ vào môi trường có sức ép quá lớn nếu bạn chưa tạo động lực đủ để họ muốn bứt phá.

Ai cũng muốn được làm công việc mình thích, mình làm giỏi, làm những điều khiến bản thân dễ chịu. Bởi vậy ngay từ đầu chúng ta cần chịu khó quan sát và lắng nghe rồi đưa ra quyết định chính xác. Đẩy nhân viên của bạn vào vị trí họ không muốn, bạn sẽ thấy họ ra đi trong vòng một nốt nhạc!

2/ Môi trường lành mạnh

Không phải cứ doanh nghiệp lớn, hoành tráng thì mới có một môi trường chuyên nghiệp. Nhất là người Việt Nam ta lại coi trọng cộng đồng, xây dựng và hòa hợp mối quan hệ với nhau. Đồng nghiệp không chỉ là người cùng làm việc.

Rõ ràng, ai đi làm cũng muốn vui vẻ, sảng khoái. Công ty nhỏ mà nhân viên thân thiết, mọi người đều quen biết, quan tâm đến nhau thì dù mức đãi ngộ chưa cao vẫn muốn ở lại.

Công ty lớn thường môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Một số nơi chia phòng ban riêng rẽ và quy định các điều luật phòng nghiêm ngặt cũng khiến môi trường căng thằng. Nhưng đến cuối tháng lĩnh lương cao rồi chế độ đãi ngộ tốt thì nhân sự vẫn có thể chịu “hi sinh” để ở lại.

Nhưng cuối cùng, môi trường vẫn là yếu tố tiên quyết. Chế độ, lương thưởng, mối quan hệ với đồng nghiệp, với sếp. Tùy vào nguồn lực của công ty, hãy cố gắng để các điểm trên được hài hòa.

Đừng tạo ra môi trường “có độc”! Sếp thì khó tính và đồng nghiệp thì thiếu thân thiện. Bạn hãy thử liệt kê xem mình đã có hoạt động nào để gắn kết nhân viên lại rồi? Nếu chưa thì làm ngay đi thôi.

3/ Khen thưởng – Khiển trách

Bí quyết trong phần này chính là bạn phải… vừa nhu vừa cương. Vừa đấm vừa xoa. Đấm đúng lúc mà xoa đúng chỗ.

Đừng  nóng giận quát mắng nhân viên của mình trước mặt đông người. Nhưng khen thưởng thì chắc chắn phải trước đám đông.

Thêm nữa, khiển trách khi nhân viên mắc lỗi nhưng hãy nhớ tìm ra những điểm nổi trội của họ để khen thưởng. Chúng ta thường thích soi mói lỗi của người khác mà quên đi điểm tốt. Trong khi ở góc nhìn nhân viên, họ luôn mong ngóng các đóng góp của mình được ghi nhận.

Trong tháp Maslow, nhu cầu được thừa nhận chỉ dưới nhu cầu thể hiện cơ mà!

4/ Nghệ thuật tặng quà

Sắp Tết, nhân viên của bạn hẳn sẽ trông mong đến khoản thưởng bằng tiền. Nhưng đừng nên coi đó là tất cả.

Bạn có thể động viên tinh thần bằng việc tặng quà/hiện vật. Và để tăng hiệu ứng, món quà đó nên mang tính cá nhân và đánh đúng vào cá tính riêng biệt hay sở thích người được nhận.

Một ví dụ mà tôi từng chứng kiến là cuối năm, sếp tặng quà cho 3 người. Một người nhận bút vì cậu ta mê bút, một người được tặng đồng hồ. Cậu này thì cực kỳ mê đồng hồ, đã có tới 3, 4 chiếc. Một người khác thì được sếp tặng sách.

Các món quà tặng cũng nên là hiện vật có khả năng sử dụng lâu dài và tốt nhất là họ dễ mang theo bên mình. Vì sao ư? Vì món quà đó có thể khiến người nhận hãnh diện với người xung quanh. Anh bạn mang đồng hồ của tôi nhận được lời ngợi khen và ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người mà không cần phải đề cập tới việc được sếp tặng quà!

>>> Tặng đồng hồ Thụy Sĩ – nâng giá trị người nhận: hơn 300 mẫu đồng hồ Tissot hợp cả sếp lẫn nhân viên!

Thêm vào đó, họ mang theo món quà của bạn bên cạnh cũng sẽ có ý thức và tự nhắc nhở bản thân khi thực hiện công việc. Không tin ư? Bạn cứ thử thực hiện mà xem. Đơn giản nhất có lẽ vẫn nên tặng bút, đồng hồ hoặc sách như ông sếp cao tay của tôi đã làm.

 




Bài xem nhiều