Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay mà không phải ai cũng biết

08/06/2016 21:47 +07 - Lượt xem: 102571

Cùng khám phá những ký hiệu được khắc dập trên những tạo tác của thời gian trong bài viết dưới đây.

Đã bao giờ khi ngắm nghía tuyệt tác đồng hồ Thụy Sỹ ngự trị trên cổ tay mình hằng ngày, giới hâm mộ phải ngập ngừng trước các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay. Bài viết này sẽ giúp giải thích những thuật ngữ chuyên ngành được khắc dập tinh xảo trên những tuyệt tác thời gian.

A

ATM( Đơn vị đo áp lực): Đây là đơn vị để đo để chỉ mức độ sâu mà một chiếc đồng hồ có thể chịu được. Ví dụ 1ATM=1BAR=10m=33.3ft

Anti-Magnetic Watches (Đồng hồ chống từ): Đồng hồ với khả năng không hoặc chịu ít ảnh hưởng của từ trường nam châm.

Annual Calendar (Lịch năm): Đây là loại lịch hiển thị thứ, ngày, tháng, năm, có khả năng điều chính tự động theo tháng đủ hay thiếu. Lịch này chỉ cẩn thiết lập một lần trong năm, không phải chỉnh lịch với những tháng thiếu hay đủ. Thông thường nên chỉnh lịch từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 trong năm.

Arm-in-the-Air Watch: Đây là hình hoặc số liệu được hiển thị trên mặt đồng hồ, có các phần chuyển động để hiển thị thời gian theo giờ và phút khi ấn nút.

Automatic Watch: Đồng hồ tự động: Là loại đồng hồ sử dụng máy có thể tự lên dây cót, nhờ vào chuyển động cánh tay người đeo.

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay

B

Benzel: Là một loại vòng kẹp làm giá đỡ cho mặt kính hoặc pha lê. Benzel được tạo nên một phần của vỏ, có tác dụng nâng đỡ, giữ kính và tạo thẩm mỹ cho thiết kế.

Bracelet (Dây đeo): Là một dải kim loại linh hoạt tạo thành các liên kết chuỗi. Loại dây này có khả năng thay đổi độ dài để phù hợp với cổ tay  người đeo.

Buckle (Khóa dây): Được gắn vào vỏ đồng hồ, là loại khóa có chức năng liên jeets hai phần của dây xung quanh cổ tay.

C

Calibre (Đặc tính riêng của mỗi máy đồng hồ): Dùng để chỉ những đặc tính riêng biệt của các loại máy đồng hồ.  Đằng sau chữ Calibre là chữ cố thể hiện đó là loại máy nào, đứng trước là tên thương hiệu.

Chronograph: Là một thiết bị đo thời gian, có khả năng bắt đầu và dừng lời thời gian (tính theo giờ, phút , giây) theo ý muốn. Thường được sử dụng trong thể thao.

Chronometer(Đồng hồ đo thời gian chuẩn): Là một loại đồng hồ đo thời gian chuẩn xác. Nó phải vượt qua nhiều kiểm tra về tính chính xác do một viện tiến hành, dưới những điều kiện khắc nghiệt khác nhau.

Complication (Đa chức năng): Là những thiết kế đồng hồ ngoài chức năng hiển thì giờ, phút , giây còn có thêm những chức năng khác, từ 1 đến 3 chức năng. Ví dụ như lịch vạn niên, chuong báo thức…..

Case back(Nắp đáy): Nắp lung của vỏ đồng hồ. Đây là bộ phận có thể tháo rời để thực hiện những can thiệp bên trong cỗ máy.

COSC: Là tổ chức của Thụy Sỹ, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của những mẫu đồng hồ.

Crown: Là núm vặn của đồng hồ để lên dây, lên cót…..tùy thuộc vào chức năng của đồng hồ.

Crystal (Kính): Là lớp kính trong suốt, bao bọc lấy mặt số, bảo vệ và làm đẹp cho đồng hồ. Có nhiều chất liệu kính khác nhau trong đó sapphire là loại kính thường được sử dụng cho các thiết kế đồng hồ cao cấp.

Khám phá các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay

D

Daily Rate (Sai số trong ngày): Thuật ngữ để chỉ sự chênh lệch về thời gian . Mức độ chênh lệch có thể từ vài phần trăm giây đến vài chục giây, tùy thuộc vào từng thiết kế.

Diving Watch: Đồng hồ lặn. Được thiết kế chuyên dụng cho các hoạt động lặn sâu, có khả nawg chịu được áp suất cao.

Dial: Mặt đồng hồ. Là nơi hội tụ vẻ đẹp của đồng hồ, nó có thể được trang trí theo nhiều cách đa dạng khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu và nghệ nhân chế tác.

Dual Timer: Là loại động hồ ngoài chức năng hiển thị thời gian tại địa phương, nó còn có khả năng ít nhất hiển thị một múi giờ khác.

G

GMT: Giow thế giới. Để ám chỉ chiếc đồng hồ đó có khả năng hiển thị nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới. Thuận tiện cho việc đi du lịch hay công tác nước ngoài.

Gold Plating: Là lớp mạ vàng được tích tụ bằng điện. Độ dày của lớp mạ vàng được tính bằng đơn vị micron.

H

Hand: Kim đồng hồ. Là công cụ được cấu tạo bởi một miếng kim loại nhỏ, mỏng và được mài giũa sáng, có thể phủ dạ quang, chuyển động xung quanh hoặc phía trên đĩa tròn chia độ.

Handwinding: Là chức năng lên dây cót bằng tay của những mẫu đồng hồ cơ

Hacking: Là chức năng có khả năng làm cho đồng hồ đột ngọt dừng lại nếu bạn giựt chốt đồng hồ. Thường dùng chức năng này khi chỉnh giờ, ngày, phút, giây.

J

Jewels (Chân kính): Dùng để chỉ các “vòng bi” được thay thế bằng những vật liệu đá quý trong máy đồng hồ. Việc sử dụng đá quý trong các thiết kế để giúp giảm ma sát.

Jumping hours (Nhảy giờ): Chỉ giờ kỹ thuật số hiện trên mặt đĩa tròn, thông qua mặt cửa sổ nhỏ trên mặt đồng hồ.

K

Kinetic: Là một công nghệ trong kỹ thuật đồng hồ được Seiko khai phá. Loại máy này có khả năng chuyển hóa năng lượng từ chuyển động cánh tay người đeo thành năng lượng cho đồng hồ hoạt động.

giải mã các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay

L

Lugs: Là phần bên ngoài của đồng hồ, gắn với vỏ để giữ dây hoặc quai đeo. Nó còn có tên gọi khác là horn.

Luminous Hands: Kim dạ quang: Là kim giờ được phủ lớp dạ quang có khả năng phát sáng trong bóng tối.

M

Moon phase: Lịch tuần trăng. Là sự thay đổi dễ nhận thấy về hình dạng của mặt trăng trong quy trình quay của trái đất.

Movement: Là hệ thống gồm các linh, phụ kiện và các cơ cấu của đồng hồ. Bao gồm cơ cấu thiết lập, lên dây, lò xo, bộ truyền thông .

Mainspring (Dây cót): Là bộ phận của máy, nơi giải phóng năng lượng khi được dây cót quấn vào và thực hiện chức năng vận động cơ khí.

P

Perpetual Calendar: Lịch vạn niên

Power reserve: Mức năng lượng dự trữ.

Q

Quartz Movement: Là đồng hồ có máy hoạt động trên cơ chế điều động nhờ tinh thể thạch anh. Tinh thể dao động khi được đặt trong một điện trường, tạo ra năng lượng cho đồng hồ.

R

Rotor: Là bộ phận quay xung quanh trục có hình bán trụ. Bộ phận này chuyển động nhờ chuyển động của người đeo để lên dây cót chính cho lò xo, thông qua các hệ thống bánh răng và trục đứng.

Tìm hiểu các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay

S

Skeleton watch: Là thiết kế động hồ lộ máy, cho phép người dùng nhìn thấu được các chuyển động bên trong đồng hồ.

Staniless Steel: Thép không gỉ. Là chất liệu được sử dụng nhiều trong thiết kế, với độ bền, chống ăn mòn cao.

T

Tachymeter: Là chức năng để đo tốc độ chuyển động  trên quãng đường.

Tourbillon: Là thiết kế được chế tác cho những mẫu đồng hồ cao cấp, xa xỉ. Thiết kế nhằm giảm thiểu tác động của trọng lực nên các bộ phận đồng hồ, làm tăng tính chính xác của đồng hồ.

W

Watrer Restistant: Khả năng chịu nước của đồng hồ.

=> Xem ngay: Thử sức chịu đựng với độ kháng nước của đồng hồ 

Winding (lên dây): Là hoạt động của người nhằm lên dây cót hoặc được làm tự động để cung cấp năng lượng cho đồng hồ.

Các ký hiệu trên đồng hồ đeo tay được trình bày trên đây chỉ là một số những ký hiệu thông dụng, thường được sử dụng. Kiến thức đồng hồ là rất rộng lớn. Để hiểu và vận dụng nó được nhuần nhuyễn đòi hỏi người chơi phải có niềm đam mê cháy bỏng. Đam mê sưu tầm và đam mê kiến thức đồng hồ.

 




Bài xem nhiều